Nghe bản tóm tắt của trang này

Tài liệu hỗ trợ ra quyết định (16+ tuổi). Tôi có nên chích vắc-xin ngừa COVID-19 không?

Tài liệu hỗ trợ ra quyết định này được thiết kế để giúp bạn quyết định liệu việc chích vắc-xin ngừa COVID-19 có phù hợp với bạn hay không. Trong năm bước đơn giản, tài liệu sẽ cung cấp cho bạn thông tin bạn cần về vi-rút và vắc-xin, đồng thời giúp bạn suy nghĩ về những nguy cơ và lợi ích của việc chích vắc-xin có nghĩa gì đối với bạn và gia đình.


Có những lựa chọn nào?

 

blue tick icon Chích vắc-xin ngừa COVID-19 ngay bây giờ

Clock Đợi để được chích vắc-xin ngừa COVID-19

Cross Không chích vắc-xin ngừa COVID-19








Chúng tôi cũng đã làm ra một tài liệu hỗ trợ để đưa ra quyết định để giúp bạn quyết định liệu việc chích vắc-xin ngừa COVID-19 có phù hợp với con bạn hay không. Nếu muốn biết thêm về chích vắc-xin cho trẻ tuổi từ 5-15, hãy sử dụng tài liệu Hỗ trợ Ra Quyết định về COVID-19 (COVID-19 Decision Aid) (5-15 tuổi). 



Ai đã soạn ra tài liệu hỗ trợ ra quyết định này?



Tiến sĩ Jane Frawley

PhD, MClinScience, GradCertAppSc, BHSc

Jane là Thành viên của Hội đồng Quốc gia về Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe (National Health and Medical Research Council - NHMRC) và Giảng viên Cao cấp về Y tế Công cộng tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS). Bà quan tâm đến sức khỏe và an sinh ở tất cả các giai đoạn trong đời. Công việc hiện tại của Jane xem xét việc ra quyết định, giao tiếp, chủng ngừa và kết quả của bệnh truyền nhiễm.

Tiến sĩ Kerrie Wiley

PhD, MSc Med (Clinical Epidemiology), BSc (Biomedical)

Kerrie là một nhà khoa học xã hội làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, chính sách và thực hành về vắc-xin. Nghiên cứu của bà tập trung vào việc chủng ngừa cho bà mẹ và trẻ nhỏ. Kerrie là thành viên của nhóm công tác chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, nghiên cứu về các Yếu tố Hành vi và Xã hội Quyết định việc Chích Vắc-xin (Social and Behavioural Determinants of Vaccination).

Giáo sư Julie Leask

PhD, MPH, Dip Health Sci (Nursing), Midwifery Cert

Julie là một nhà khoa học xã hội chuyên về chủng ngừa. Nghiên cứu của bà tập trung vào cách mọi người đưa ra quyết định về việc chủng ngừa và cách truyền thông về nguy cơ. Bà hiện là chủ tịch của nhóm công tác của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm Đo lường các Yếu tố Hành vi và Xã hội Thúc đẩy việc Chủng ngừa. Vào năm 2019, Julie đã được vinh danh là người đạt giải thưởng toàn diện của Tạp chí Tài chính Úc Đánh giá 100 Phụ nữ có Ảnh hưởng Nhất (Australian Financial Review 100 Women of Influence).

Giáo sư Kirsten McCaffery

PhD, BSc Hons Psych, FAHMS

Kirsten là Nghiên cứu Viên Chính tại Trường Y tế Công cộng Sydney, Đại học Sydney. Nghiên cứu của bà tập trung vào truyền thông về y tế và thay đổi hành vi. Từ tháng 4 năm 2020, Kirsten đã mở rộng công việc của mình sang cả bệnh truyền nhiễm, và truyền thông y tế về COVID-19.

Phó Giáo sư Holly Seale

PhD, MPH, BSc (Biomedical)

Holly là một nhà khoa học xã hội có công việc tập trung vào thúc đẩy chích vắc-xin và các chiến lược kiểm soát nhiễm trùng khác. Bà là Phó Chủ tịch của Tổ chức Hợp tác về Khoa học Xã hội và Chủng ngừa (Collaboration on Social Science and Immunisation - COSSI). Holly là thành viên của nhóm công tác chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, nghiên cứu về các Yếu tố Hành vi và Xã hội Quyết định việc Chích Vắc-xin (Social and Behavioural Determinants of Vaccination).

Phó giáo sư Margie Danchin

PhD, MBBS, FRACP

Margie là một bác sĩ nhi khoa, làm việc nhằm thúc đẩy việc chích vắc-xin. Bà là Chủ tịch của nhóm Hợp tác về Khoa học Xã hội và Chủng ngừa (Collaboration on Social Science and Immunisation - COSSI). Margie là thành viên của nhóm công tác về độ an toàn và tin cậy và đánh giá của vắc-xin COVID-19 thuộc Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Úc về Chủng ngừa (Australian Technical Advisory Group on Immunisation - ATAGI) và ban chỉ đạo của Liên minh Khu vực của Úc về Chủng ngừa (Australian Regional Immunisation Alliance - ARIA).

Tiến sĩ Abela Mahimbo

PhD, MD, MPH, MHM

Abela là một nhà nghiên cứu mới vào nghề về dịch vụ y tế, làm việc tại Đại học Công nghệ Sydney. Bà quan tâm đến sức khoẻ của người tị nạn và người có nguồn gốc đa văn hóa, chủng ngừa và bệnh truyền nhiễm. Abela cũng làm việc để biến các phát hiện trong nghiên cứu thành các kết quả thực tế cho cộng đồng.

Giáo sư Lyndal Trevena

PhD, MBBS(Hons), MPhilPH

Lyndal là một Bác sĩ Đa khoa với niềm đam mê là giúp mọi người đưa ra quyết định về sức khỏe. Bà là thành viên của nhóm Các Tiêu Chuẩn Hỗ trợ Bệnh nhân Quốc tế Ra Quyết định (International Patient Decision Aids Standards - IPDAS). Lyndal làm việc với một số cơ quan quốc gia và tiểu bang để hỗ trợ các quyền hạn của bệnh nhân trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Úc. Bà hiện đang cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí và bênh vực cho những người tầm trú và người tị nạn ở Sydney. Lyndal gần đây đã nghỉ việc tại Đại học Sydney.



  • Tài liệu hỗ trợ ra quyết định này là gì?

    Tài liệu hỗ trợ ra quyết định có thể giúp bạn đưa ra quyết định về sức khỏe của mình.1 Chúng thực hiện ba điều để giúp bạn chuẩn bị cho việc ra quyết định:1 

    Những tài liệu này cung cấp cho bạn thông tin về một loại thuốc hoặc vấn đề sức khỏe và tóm tắt các lựa chọn có sẵn. 

    Chúng giúp bạn tìm ra những gì quan trọng nhất ("giá trị" của bạn). 

    Chúng giúp bạn chia sẻ suy nghĩ và giá trị của bạn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn và những người khác. Điều này nghĩa là bạn có thể lập kế hoạch hành động phù hợp với giá trị của mình. 

    Những tài liệu hỗ trợ ra quyết định không hướng bạn đến việc chọn phương án này thay vì phương án khác.2  

    Chúng tôi đã phát triển tài liệu hỗ trợ ra quyết định cho bệnh nhân này bằng cách sử dụng bản mẫu của tài liệu hỗ trợ ra quyết định của Trung tâm Quyết định Y tế Ottawa (Ottawa Health Decision Centre) tại Đại học Ottawa và Viện Nghiên cứu Y tế Ottawa (Ottawa Health Research Institute), Ontario, Canada.1 
     

  • Tài liệu hỗ trợ ra quyết định này có phù hợp với tôi không?

    Tài liệu hỗ trợ ra quyết định này chứa thông tin liên quan cụ thể đến trẻ vị thành niên lớn hơn và người lớn (tuổi 16+). Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng tài liệu Hỗ trợ Ra Quyết định về COVID-19 (5-15 tuổi) [link] nếu bạn đang quyết định về việc chích vắc-xin cho con. Tài liệu đó có cấu trúc giống tài liệu hỗ trợ ra quyết định này, nhưng chứa thông tin liên quan cụ thể đến trẻ em. 

  • Nghiên cứu của chúng tôi có từ đâu?

    Chúng tôi đã sử dụng nghiên cứu tốt nhất hiện có về COVID-19 và vắc-xin ngừa COVID-19 để phát triển tài liệu hỗ trợ ra quyết định này. Đầu tiên, chúng tôi đã xem xét kỹ các nghiên cứu để tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị nhiễm COVID-19 hoặc được chích vắc-xin ngừa COVID-19. Sau đó, chúng tôi xem xét tất cả các nghiên cứu và tóm tắt chúng trong tài liệu hỗ trợ ra quyết định này. 

    Chúng tôi sẽ cập nhật tài liệu hỗ trợ ra quyết định này khi có nghiên cứu quan trọng mới.

  • Ai đã đánh giá tài liệu hỗ trợ ra quyết định này

    Tiến sĩ Frank Beard
    MBChB, BA, MPH, MHA, Grad Dip App Epi, FAFPHM

    Frank là một bác sĩ y tế công cộng, hiện là Phó Giám đốc về Giám sát, Độ Bao phủ, Đánh giá và Khoa học Xã hội (Surveillance, Coverage, Evaluation and Social Science) tại Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu và Giám sát việc Chủng ngừa (National Centre for Immunisation Research and Surveillance - NCRIS). Ông còn là Giảng viên Thâm niên tại Trường Y tế Công cộng Đại học Sydney. Ông đã là một bác sĩ đa khoa (GP) ở Sydney trong 15 năm trước khi được đào tạo chuyên khoa. Những quan tâm chính của ông là dịch tễ học của bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin, phân tích mức độ bao phủ vắc-xin và đánh giá chương trình chủng ngừa.

    Tiến sĩ Ketaki Sharma
    MBBS, MPH, FRACP

    Ketaki là bác sĩ nhi khoa và bác sĩ chuyên khoa tại NCIRS và là giảng viên lâm sàng về Sức khỏe Trẻ em và Trẻ Vị Thành niên tại Đại học Sydney. Ketaki cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khoa học cho Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Úc về Chủng ngừa (Australian Technical Advisory Group on Immunisation - ATAGI) và cũng là thành viên của Dịch vụ Chuyên khoa Chủng ngừa New South Wales (New South Wales Immunisation Specialist Service - NSWISS).
     

  • Các tác giả có bất kỳ mâu thuẫn lợi ích nào cần khai báo không?

    Các tác giả không có mâu thuẫn lợi ích cần khai báo. Các tác giả không thu được lợi ích hay mất lợi ích qua những lựa chọn của bất kỳ người nào sử dụng tài liệu hỗ trợ ra quyết định này. 

  • Ai tài trợ cho tài liệu hỗ trợ ra quyết định này?

    Khoa Y tế, Đại học Công nghệ Sydney và Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu và Giám sát việc Chủng ngừa (National Centre for Immunisation Research and Surveillance - NCRIS) đã tài trợ cho nghiên cứu này. 

    Jane Frawley được hỗ trợ bởi Khoản Tài trợ cho Nghiên cứu Viên Tuổi nghề Trẻ (Early Career Fellowship - GNT1124075) của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa và Sức khỏe Quốc gia (National Health and Medical Research Council - NHMRC).

    Các bản dịch của tài liệu hỗ trợ ra quyết định này được tài trợ bởi Khoản Tài trợ cho Nghiên cứu về COVID-19 từ tổ chức Hợp tác của Úc cho Nghiên cứu Tính Sẵn sàng về các Vấn đề Khẩn cấp của Bệnh Truyền nhiễm (Australian Partnership for Preparedness Research on Infectious Disease Emergencies - APPRISE).

  • Tài liệu hỗ trợ ra quyết định này được cập nhật mới nhất khi nào?

    30-05-2022. 
    Chúng tôi sẽ cập nhật tài liệu hỗ trợ ra quyết định này thường xuyên.

  • Lời cảm ơn

    Chúng tôi xin cảm ơn sự đóng góp của Dipti Zachariah và Lisa Woodland vì sự giúp đỡ trong việc biên dịch tài liệu hỗ trợ ra quyết định này, bao gồm cả việc xin tài trợ.

+ Tài liệu tham khảo

  1. International Patient Decision Aid Standards (IPDAS) Collaboration. Criteria for Judging the Quality of Patient Decision Aids. 2005. http://www.ipdas.ohri.ca/IPDAS_checklist.pdf (Accessed 22 August 2020). 
  2. O'Connor AM, Légaré F, Stacey D. Risk communication in practice: the contribution of decision aids. BMJ (Clinical Research ed.). 2003;327(7417):736–740. https://doi.org/10.1136/bmj.327.7417.736